Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp quyết định tăng vốn hoặc giảm vốn điều lệ của mình để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
Vậy để tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ phải làm như nào và có những lưu ý gì trong việc thay đổi vốn điều lệ. Luật Tâm Thành xin gửi tới Quý khách hàng bằng bài viết dưới đây:
I. Trường hợp giảm vốn điều lệ
1. Công ty TNHH MTV
- Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và đảm đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Lưu ý: Nếu như việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số thành viên thấp hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn;
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã phát hành.
Lưu ý: Nếu việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số lượng cổ đông đến dưới có lượng cổ đông tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần thì công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
II. Trường hợp tăng vốn điều lệ
1. Công ty TNHH MTV
- Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn;
- Chủ sở hữu công ty huy động thêm vốn của người khác.
Lưu ý: Nếu như việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số thành viên cao hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn MTV thì công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Tăng vốn góp của công ty
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
3. Công ty cổ phần
- Tăng vốn góp của các thành viên. Trường hợp này vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty.
- Thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này thì số vốn góp thêm của các thành viên đó sẽ được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu không có sự thỏa thuận khác của các thành viên.
- Tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới.
III. Thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ
1. 1. Hồ sơ
2. Cơ quan có thẩm quyền
- Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
3. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
IV. Lưu ý
- Doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định sự thay đổi vốn điều lệ;
- Trường hợp sau khi thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mà làm thay đổi mức lệ phí môn bài phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 31/12 cùng năm;
- Trường hợp tăng vốn phải đảm bảo việc thanh toán thực hiện theo đúng thời gian quy định, trường hợp không thực hiện đúng theo thời gian quy định thì phải thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ;
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật với trường hợp giảm vốn;
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn kể từ ngày quyết định thay đổi vốn điều lệ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về các quy định của pháp luật trong việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp, mọi vấn đề còn vướng mắc xin hãy liên hệ ngay cho Luật Tâm
Thành để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Để quá trình thực hiện thủ tục trên được nhanh chóng , Luật Tâm Thành hân hạnh được đồng hành với Quý khách hàng để thực hiện thủ tục này.
Trân trọng!